Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?
Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào, thì ta nghĩ ra được ngay cách nên đãi chữ nho như thế.

 



Bài viết của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) đăng trên Đông Dương Tạp chi số 31, ngày 22/12/1913.

 

Có một điều ấy, bao nhiêu người nghị luận, mà nghị luận mãi không ra mối, cũng chỉ vì thường cứ bàn bạc nên bỏ, hay không nên bỏ, nhưng mà để là để thế nào, để ở đâu: nên bỏ thế nào, nên bỏ ở đâu, không hay bàn cho dứt khoát, cho nên cứ bối dối mãi. Người nói rằng bỏ đi là phải, vì học chữ nho mất hàng nửa đời người, mà trăm người học, không được một người hay; học được hay cũng chỉ ích lấy một mình, không đem ra mà dùng cho đời được nhờ cái học vấn của mình chẳng qua là một cái thú rung đùi mà thôi. Người nói rằng để lại là phải, vì não chất cuả người An Nam đã mấy mươi đời nay nghiền bằng đạo Khổng Mạnh; phong tục, tính tình, luân thường, đạo lý, đều là ở đạo Nho mà ra cả. Vả lại tiếng An Nam ta nói, ước có nửa phần do chữ nho mà ra. Lại nói rằng lối học nho là một lối, tuy không tiện, nhưng mà muốn bỏ đi, thì phải có lối nào mới, tiện hơn mà đem thế vào. Nay lối mới chưa nghĩ được tuyệt diệu, mà đã bỏ đì thi ra bỏ cái nền cũ, mà chưa có cái gì mới thay vào sốt cả.

 

Hai bên nói như thế, nghe ra cũng phải cả, thế mà cứ nói mãi, thì ra kéo dài trong trăm năm một câu truyện dằng co.

 

Trước hết tưởng hay nên phân ra hiện việc học của người An Nam, ngày nay có mấy lối, mấy đằng; đằng nào nên để cho học chữ nho, mà đằng nào nên bỏ chữ nho đi.

 

Sau lại nên xét xem chữ nho bây giờ đối với dân ta, đối với việc học của người An Nam, thì là thế nào, là cái gì?

 

Giả nhời rằng: chữ Nho là một lối văn tự cũ cuả nước Tầu, là một nước cho ta mượn văn minh, phong tục, tính tình; chữ ấy sang đến nước ta, đổi cả cách đọc, đổi cả lối dùng, mà lại thấm nhiễm vào tiếng nói của nước ta; lại thành ra một thứ văn riêng cuả đám thượng lưu ta dùng, tuy là mượn cuả Tầu, mà có điệu riêng, hay dở không giống như hay dở cuả văn Tầu.

 

Thế thì cái địa vị chữ nho ở nước ta cũng khác nào như địa vị chữ La-tinh ở bên nước Đại Pháp.

 

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào, thì ta nghĩ ra được ngay cách nên đãi chữ nho như thế.

 

Bên Đại Pháp, chữ La-tinh là gốc phần nhiều tiếng nói nước nhà, văn chương dựa lối La-tinh, cho nên ai học khoa ngôn ngữ, các bậc vào cao đẳng học, phải học tiếng La-tinh, phải nghiền văn chương cổ La-tinh; ngôn ngữ văn từ bên Tây mà pha tiếng La-tinh vào cũng như bên ta người nói nôm thỉnh thoảng pha mấy câu chữ sách. Còn người làm ăn, đi học qua bậc sơ đẳng gọi là biết đủ nhân cách, biết đọc, biết viết, thì tuy rằng tiếng nói cuả mình do tiếng La-tinh mà ra, nhưng không cần phải biết chi đến gốc rễ xa xôi ấy. Không ai dám bảo rằng: không học tiếng La-tinh thì không học được tiếng Đại Pháp bao giờ.

 

Thế thì chữ nho đối với tiếng An Nam mình cũng vậy.

 

Ai chuyên học văn chương, tuy rằng phải gây cho An Nam mình có văn chương riêng, nhưng mà cũng phải học lấy cái văn cũ, phải biết lịch sử văn chương cuả nước mình, phải biết gốc tích tiếng nói mình, thì mới hay được, thì mới gây được cho văn mình mỗi ngày một hay lên. Trong tiếng ta nhan nhản những chữ nho, dùng đến những chữ ấy, mà chẳng sao đừng dùng được, tất phải học tận căn nguyên nó, mới biết hết nghĩa nó được, về sau có làm tự vị, tự điển tiếng An Nam, thì mới có cách biện nguyên mà cắt nghĩa từng tiếng cho đúng được.

 

Còn những người thường, con nhà làm ăn đến tuổi cho vào tràng sơ đẳng học (mới định nhưng thực còn chưa có) cốt để học lấy biết đọc, biết viết, biết lễ phép, phong tục, địa dư, cách trí mỗi thứ mỗi người gọi là phải biết qua la một đôi chút, cho người nó khỏi như lũ xá dại, ngây ngô chẳng biết chi chi. Hạng ấy thì cho học chữ nho mà làm gì? Nhân thân hạn sơ đẳng học có ba năm giời, mà lại còn chiều tục cũ, bắt học thêm chút chữ nho, thì thực là làm uổng thì giờ cho trẻ con, không được việc gì. Chữ nho không phải là một lối chữ học gọi là được. Đã biết phải biết hẳn, không biết thì thôi, biết răm ba chữ, học một vài năm, thì có biết được mấy chữ cũng không được việc gì.

 

Chớ có nói rằng, trong tiếng nói An Nam có nhiều chữ nho, thì phải bắt trẻ con học lấy vài ba chữ nho. Phàm chữ nho nào đã lẫn vào với tiếng nói thông dụng, thì là những chữ thành ra tiếng An Nam rồi, dẫu không học sách nho cũng biết nghĩa nó là gì.

 

Có kẻ bảo rằng nếu không cho trẻ con học chữ nho nữa, thì nay phải cho học ít nhiều tiếng Đại Pháp. Ấy cũng là một cách làm cho trẻ con mất thì giờ vô ích.

 

Việc học ta ngày nay nhà nước đã phân hẳn ra làm hai lối. Một lối Pháp – Việt học để cho trẻ con học chữ Pháp, có từ sơ đẳng cho tới trung đẳng học. Nhà ai có con muốn học tiếng Đại Pháp, học thuật Đại Pháp, văn chương Đại Pháp, thì đã có tràng Pháp việt. Tùy gia tư mà theo học, muốn cho biết gọi là để đi làm việc, hoặc là để buôn bán giao thiệp với người Đại Pháp, thì cho vào các tràng Pháp việt sơ đẳng học, xong sơ đẳng rồi, lại còn một khoa học lấy tốt nghiệp nữa. Ai có của, muốn cho con học theo lối Đại Pháp, cũng được thi tú tài, thì đã có tràng trung đẳng mới mở ra ở Hà nội, học phải mất tiền, muốn vào hạng học sinh, một ngày hai buổi đến học cũng được; muốn vào hạng lưu học sinh, ăn ngủ ở tràng mà học cũng được.

 

Lối thứ hai là lối học riêng cuả dân An Nam, đặt ra cho phần nhiều, cho trẻ con các nhà quê, thực là một lối mới, xưa nay không có, vì lối học nho ngày xưa, không phải là một lối học phổ thông, thực là một lối học đi làm quan Tàu, với cũng như lối Pháp việt học bây giờ là lối học đi làm việc với nhà nước Đại Pháp. Nhưng ai cũng muốn làm quan cả, cho nên ngày xưa đua nhau học nho thế nào, từ nay giở đi đua nhau học vào lối Pháp việt cũng thế!

 

Còn lối học riêng mới, cũng đặt ra tiểu học, trung học, lấy quốc ngữ làm gốc, mà học cách trí, vệ sinh, địa dư, phong tục, mỗi thứ một đôi chút, để gây cho lấy nhân cách cuả phần nhiều người trong dân An Nam, thì xét ra thực là một lối nhà nườc bảo hộ mới gia ân đặt ra, không tỉ được với lối học nho cũ, mà cũng không tỉ được với lối học Pháp việt.

 

Trong lối học ấy phải có hai bậc, một bậc sơ đẳng để cho trẻ con mới lớn lên, học lấy biết gọi là mỗi thứ một chút. Trong bậc ấy, học có ba năm, tưởng không nên dạy chữ nho, mà cũng không nên dạy chữ Pháp một tí nào. Còn bậc trung đẳng, để đi thi cử, để nên cho những bậc có tài riêng tiếng An Nam ngày sau, chẳng phải hay chữ nho, mà cũng chẳng phải thông chữ Pháp, thực là những người thông chữ Ta, thì phải có học chữ Nho và chữ Pháp, chữ nho để mà am hiểu lịch sử nước mình, văn chương nước mình, do ở đó mà ra; chữ Pháp là chữ cuả nước Bảo hộ ta ngày nay, là chữ cuả ông thầy mới, mình trông mong mà học lấy thuật hay.

 

Nhà nước Đại Pháp đặt thêm ra lối học ta ấy, thực đã tỏ ra lòng ngay thực với ta, muốn cho ta giữ được mãi quốc thúy, vì nếu nhà nước cứ bắt ta học chữ Đại Pháp mới được làm quan làm việc, thì chắc ta cũng phải vì lợi mà theo học cả, như là ông cha ta ngày xưa vì lợi, mà theo học nho.

 

Nhà nước định ai có bằng tuyển sinh mới được vào tràng Pháp việt ấy là giữ cho dân thế nào cũng phải theo lối học ta làm gốc trước đã, thực là đặt ra lối quốc học, mà lại khiến cho người trong nước phải học theo quốc học.

 

Trung đẳng học ta thì nên bắt học cả chữ nho và chữ Pháp, nhưng Pháp–Việt học, thì lại nên bỏ đứt chữ nho đi. Lối học ta mới, còn gần lối học nho ngày trước, cho nên học chữ nho được kỹ. Mà chữ nho đã học không học dối được, ở các tràng Pháp việt mà đem dạy chữ nho thì dạy buổi nào, học trò thiệt mất buổi ấy. Phàm trẻ con An Nam đã vào học Pháp việt, toàn là đi học cướp gạo cả, chỉ muốn chóng thông tiếng Đại Pháp mà đi làm việc hoặc để buôn bán với người Đại Pháp. Họa là mới có một hai người, học tiếng Đại Pháp để mà, tốt nghiệp chi hậu, lại còn chăm vào việc học cho quán thông lịch sử, luân lý cũ nước Nam. Bởi thế ở các tràng Pháp việt, cứ hôm nào đến phiên mấy thầy giáo chữ nho dạy, thì học trò như là một buổi phải nghỉ, ngồi mà ngủ gật, trong khi thầy giáo viết lên bảng những bài học nhỡ nhàng, dễ quá cho kẻ biết rồi, khó quá cho kẻ chưa biết.

 

Tổng kết lại, thì chữ nho chỉ còn nên giữ lại để mà dạy ở khoa trung đẳng nam học mà thôi, đợi mai sau khi nào có cả khoa cao đẳng nam học, hoặc khoa ngôn ngữ văn chương ở cao đẳng, bấy giờ mới lại có nơi khác phải dùng đến chữ nho.

 

Bây giờ trẻ con xin nhất quyết đừng cho học chữ nho nữa, mà các tràng Pháp–Việt cũng xin bỏ lối dạy chữ nho đi.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Khúc tráng ca của Hải đội Hoàng Sa (30-10-2018)
    Chiến lược của Trần hưng Đạo khi đối phó với kẻ thù hùng mạnh hơn (28-10-2018)
    Một góc nhìn khác về thời đại Hai bà Trưng (28-10-2018)
    Vị trí và vai trò của các chúa Trịnh trong lịch sử, văn hóa dân tộc (26-10-2018)
    Ẩn số về chuyện lên ngôi của vua Lê Đại Hành (25-10-2018)
    Một giả thuyết phong thủy về kinh thành Huế của nhà Nguyễn  (24-10-2018)
    Vì sao nói vua Lê Tương Dực là phiên bản lỗi của vua Lê Thánh Tông? (23-10-2018)
    Những cuộc hôn nhân cùng huyết thống trong hoàng tộc nhà Nguyễn (22-10-2018)
    Về những ngôi mộ đất sơ sài của các vị vua nhà Lý (20-10-2018)
    Một góc nhìn khác về thủy tổ của người Việt (19-10-2018)
    8 tuyên thệ lưu truyền sử sách của đế vương nước Việt (16-10-2018)
    ‘Đòn ngoại giao’ của cha ông khiến ngoại bang nể sợ (15-10-2018)
    Ba lần chọn đất lập đô của Hoàng đế Quang Trung (13-10-2018)
    Chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành (11-10-2018)
    Sấm Trạng Trình và sự sụp đổ của nhà Tây Sơn (09-10-2018)
    Tầm vóc lịch sử của An Nam đại quốc họa đồ (08-10-2018)
    Những bản án kỳ cục dưới thời Gia Long – Minh Mạng (07-10-2018)
    Tại sao xã hội trong hai triều đại Lý – Trần lại đạt được sự thịnh vượng? (04-10-2018)
    Chuyện ít biết về hai nữ tướng dân tộc thiểu số dưới trướng Nguyễn Nhạc (04-10-2018)
    Nghệ thuật ngoại giao tôn giáo trong lịch sử Việt Nam (03-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152874390.